Viêm loét niêm mạc họng miệng

Thứ năm - 03/09/2020 09:03
VIÊM LOÉT MIỆNG DO ÁP TƠ
 
        Là một bệnh thường gặp, ở cả nam và nữ và ở mọi lứa tuổi. Tổn thương loét niêm mạc vùng họng, miệng do áp tơ thường gặp vị trí như: má, môi, lưỡi, sàn miệng hay họng, amidan. Bệnh có thể kèm theo tổn thương niêm mạc nơi khác và tổn thương ngoài da.
       Tổn thương có tính chất tái diễn, chu kỳ tái phát không đều đặn: tổn thương có tính gia đình. Các yếu tố liên quan gây tổn thương như: stress, sang chấn, thiếu máu thiếu sắt, B12, kẽm.
       Bệnh biểu hiện tổn thương cơ bản là: 1 hay nhiều ổ loét tròn, loét nông có bờ rõ, đáy ổ loét vàng hay xám, có quầng đỏ xung quanh, kích thước thường nhỏ hơn 1 cm, không có mụn nước trước khi loét, đau khi di chuyển niêm mạc vùng tổn thương. Loét tự lành không để lại di chứng sau vài ngày đến vài tuần.
        Cần chú ý phân biệt với một số tổn thương loét miệng họng khác:
- Loét do virus herpes, Zona, chân tay miệng.
- Loét do lao, nấm, giang mai, Cytomegalo virus.
- Loét do ung thư vùng họng miệng: tổn thương loét cứng, tiến triển kéo dài, đau.
- Loét sau chấn thương, sau hóa trị liệu …
        Điều trị loét miệng do áp tơ chủ yếu dùng thuốc tại chỗ: súc họng, bôi thuốc giảm đau, giảm viêm, kết hợp chế độ ăn uống nhiều nước, thuốc vitamin nhóm B, PP, tránh chất kích thích.
        Tóm lại: Viêm loét miệng do áp tơ hay gặp, hay tái diễn; tổn thương có loét nông, nhỏ,  đa số xu hướng tự khỏi, chỉ cần điều trị tại chỗ. Khi có tổn thương loét miệng họng kéo dài, ổ loét cứng, rộng cần đi khám để loại trừ các bệnh khác nguy hiểm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây