Bệnh TIC
Tai Mũi Họng Quảng Ninh
2025-04-28T04:39:26-04:00
2025-04-28T04:39:26-04:00
http://www.tmhqn.vn/vi/about/benh-tic.html
/themes/default/images/no_image.gif
Tai Mũi Họng Quảng Ninh
http://www.tmhqn.vn/uploads/banners/banner-tai-mui-hong.jpg
Những hành động lặp đi lặp lại thường xuyên và vô thức ở trẻ nhỏ là một dấu hiệu của bệnh Tic; một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, khiến người bệnh có những cử động hoặc âm thanh không tự chủ, lặp đi lặp lại; có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh.
1.BỆNH TIC LÀ GÌ?
Những hành động như nháy mắt, tặc lưỡi, chun mũi… lặp đi lặp lại thường xuyên và vô thức ở trẻ nhỏ là một dấu hiệu của bệnh Tic; một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, khiến người bệnh có những cử động hoặc âm thanh không tự chủ, lặp đi lặp lại; có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh.
Bệnh Tic hay rối loạn Tic là một rối loạn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi 11-12 tuổi, khi mà các triệu chứng thường trở nên rõ ràng và trầm trọng nhất. Điều này thường làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái và gây khó khăn trong việc tham gia các hoạt động hàng ngày. Bệnh Tic thường bao gồm việc lặp lại các hành động vận động hoặc âm thanh một cách không kiểm soát được, như việc nhắm mắt, vặn đầu, lẩm bẩm, tặc lưỡi, la hét hoặc hắng giọng.
Mặc dù rất phổ biến ở tuổi vị thành niên, nhưng rối loạn Tic cũng có thể tiếp tục ở tuổi trưởng thành đối với một số người. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể giảm dần theo thời gian, nhất là khi bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều trải qua quá trình này, và có những người vẫn tiếp tục gặp khó khăn với bệnh Tic trong đời sống người lớn.
2. PHÂN LOẠI BỆNH TIC
Rối loạn này được chia thành 2 dạng là Tic vận động và Tic âm thanh với mức độ biểu hiện từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể như sau:
*Rối loạn tic vận động (Chiếm khoảng 80%)
- Tic vận động đơn giản: Chủ yếu liên quan đến các nhóm cơ mặt (giật mắt, chớp mắt, nhăn mặt…) hay cơ cổ (nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ hàm, giật cơ cổ…)
- Tic vận động phức tạp: Là sự kết hợp của nhiều biểu hiện tic đơn giản, liên quan đến nhiều nhóm cơ bắp khác nhau, được thực hiện theo cùng một thứ tự như cắn môi, cắn lưỡi, vươn ra chạm vào cái gì đó nhiều lần, đá chân liên tục hoặc bắt chước hành động của người khác.
*Rối loạn tic âm thanh: (Chỉ chiếm khoảng 20%)
- Tic âm thanh đơn giản: Là những âm thanh bất thường như tiếng ho hắng, e hèm trong cổ họng, tiếng hét, kêu ré lên, lẩm nhẩm trong miệng hoặc tiếng khịt mũi, xuất hiện đột ngột, không kiểm soát.
- Tic âm thanh phức tạp: Lặp lại các từ, cụm từ vô nghĩa của chính mình hoặc nhại lời người khác, thậm chí là nói tục, chửi bậy…
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TIC
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh Tic bao gồm tiếp xúc với hóa chất, các chất gây dị ứng, hoặc quá mức tiếp xúc với phim ảnh và trò chơi điện tử. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng được coi là một phần quan trọng trong việc gây ra bệnh Tic, trong khi một số nghiên cứu cho rằng bệnh có thể bắt nguồn từ các bất thường trong các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Các vấn đề liên quan đến thai kỳ cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh Tic. Sử dụng chất kích thích trong thai kỳ, gặp phải các biến chứng khi sinh, hoặc bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A đều có thể là những yếu tố góp phần vào nguy cơ mắc bệnh Tic.
Ngoài ra, việc tiếp xúc quá mức với điện thoại thông minh, xem ti vi trong thời gian dài cũng được xem xét là một yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Tic, đặc biệt là đối với trẻ em.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC
4.1. Liệu pháp “đảo ngược thói quen”
Đảo ngược thói quen là liệu pháp nhận thức – tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic bởi tính an toàn cao, mức độ hiệu quả có thể đạt tới 70%. Phương pháp này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
- Giúp người bệnh nhân thức về những triệu chứng rối loạn tic của mình để biết chính xác thời điểm một tic đang xảy ra.
- Theo dõi tần suất, mức độ, các biểu hiện của rối loạn tic, xác định tất cả những trạng thái, cảm giác có thể kích hoạt một tic xuất hiện.
- Tìm một hành động thay thế làm giảm cảm giác khó chịu trước khi tic xảy ra. Các kỹ thuật thư giãn, hít sâu, thở chậm… cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, lo lắng, từ đó kiểm soát biểu hiện rối loạn tic tốt hơn.
*Ví dụ, vì cảm thấy khó chịu trong cổ họng nên người bệnh rối loạn tic thường phát ra những âm thanh vô nghĩa, khó hiểu như tiếng ho hắng, ré rít lên… Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện hít thở sâu hoặc hát một câu hát để giảm tic và giảm cảm giác khó chịu này.
4.2. Sử dụng thuốc
Với những trường hợp rối loạn tic nặng hoặc kết hợp nhiều biểu hiện tic khác nhau, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát hơn, chẳng hạn như:
- Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống loạn thần (pimozide, risperidone và aripiprazole...) giúp kiểm soát khả năng vận động của cơ.
- Clonidine giúp giảm các triệu chứng rối loạn tic và biểu hiện tăng động giảm chú ý.
- Chất botulinum giúp thư giãn cơ và ngăn ngừa biểu hiện rối loạn tic, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong 3 tháng.
- Clonazepam làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần số biểu hiện rối loạn tic.
4.3. CÁCH PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIC
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần ngăn ngừa và giảm biểu hiện tic rất tốt, bởi vậy bạn nên:
- Tăng cường Omega – 3 qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt điều, hạt óc chó…
- Bổ sung nguồn thực phẩm giàu Magie và vitamin B6 như rau lá máu xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, cá, các loại hạt…
- Hạn chế cà phê, trà đen, đường tinh luyện, đồ uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm chế biến sẵn…
- Tránh căng thẳng, lo lắng bằng cách thực hiện những hoạt động yêu thích như đọc sách, chơi thể thao, đi du lịch, nghe nhạc… nhằm thư giãn tinh thần.
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… trong thời gian dài.
- Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya.